Đơn vị tài trợ

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

Thằng tồi - cháp 17

17. Xe dừng trước cổng nhà bà, ba bảo tôi vào trước còn ba phải đi làm chuyện gì đó. Tôi nghĩ ba cần lấy lại sự điềm tĩnh để gặp bà, ba muốn bà thấy an tâm trước khi ra đi. Tôi lặng lẽ bước vào nhà. Không khí bây giờ hết sức trầm lắng mặc dù có rất đông người ở xung quanh bà. Lúc này tiếng nói thều thào của bà tự dưng đặc biệt rõ rệt, có lẽ là bà khỏe hơn rồi thì phải. Đâu có như là ba nói đâu. Tôi thấy bà khỏe hơn mà.
Tôi thấy cô Trang đang cầm tay bà mà khóc nấc. Cô là người thân thuộc với bà nhất trong số các con cái do đã sống cùng bà từ trước cho đến tận bây giờ. Cô cứ ôm chặt người bà mà khóc, tiếng của cô giờ chả nghe được cái gì. Bởi vì tiếng nấc, tiếng khóc, tiếng nói cứ thi nhau chui vào từng câu chữ :

-    Mẹ … hức … đừng bỏ … hức… con mà ! Hu hu hu … ! Mẹ mà… hu hu … bỏ.. hức… con… hức … thì  con … sống với ai.

-    Nín đi Trang, mẹ sẽ ổn thôi. Nín nào. Em khóc sẽ làm mẹ lo lắng đó. – mẹ tôi dịu dàng an ủi cô Trang. Mặc dù nói thế nhưng tôi thấy khóe mắt mẹ vẵn còn chưa ráo nướt.
-    Bà nín cái đi. Làm gì mà khóc dữ vậy. Bả đã đi đâu mà khóc. – cô Trinh, cô út của tôi. Người khá nóng nảy và khô khan. Mặc dù luôn tỏ ra như thế nhưng tôi biết cô út cũng rất thương bà nội. Chỉ là cái gì đó mà một đứa nhóc như tôi chưa thể thấu hiểu được.
-    Thằng hai chưa về à ? Mẹ nhớ nó quá Trang ơi!

Câu nói của bà nội làm cả nhà sực tỉnh. Vì cứ mải lo cho bà mà không biết có người nào đã báo cho bác Trọng về chưa. Lúc đó, ba tôi từ đằng xa đi đến chỗ bà, khẽ nắm lấy đôi tay đang run rẫy của bà mà nói :

-    Anh hai sắp về rồi đó mẹ. Con đã báo cho ảnh từ hôm qua rồi. Mẹ an tâm đi.

Sau khi nghe lời ba tôi nói, bà cũng an tâm được phần nào. Bà tựa lưng vô đống gối đang được chất chồng lên ở phía đầu giường. Bà lúc này mới thật hiền từ làm sao, khác hẳn với một người bà nghiêm khắc mà tôi thường thấy. Bà vuốt cái mớ tóc lòa xòa của cô Trang lúc nãy vì mải khóc mà rối tung lên cả. Thấy vậy, mẹ tôi ý tứ bảo ba và vợ chồng cô Trinh đi ra ngoài để bà nội và cô Trang tâm sự. Hiển nhiên là tôi không theo mọi người đi ra mà ngồi lại với bà và cô Trang. Lúc này tôi mới có dịp ngắm bà kỹ như thế. Gương mặt bà đã hốc hác rất nhiều kể từ ngày tôi ghé qua thăm bà hồi đầu năm học. Cái dáng người hơi khòm khèm của bà giờ lại thêm phần mệt mỏi do căn bệnh hành hạ. Tuy vậy, thần sắc bà khá là tươi tỉnh. Tôi khổ thể hiểu được tại sao mọi người lại quá lo lắng khi mà bà có những chuyển biến như thế. Đôi tay vốn đã gầy guộc của bà giờ lại thêm phần xanh xao. Những nếp nhăn trên tráng, khóe mắt, môi cứ như chạy ngoành nghèo khắp khuôn mặt một cách chằng chịt. Dù mải miết tâm sự cùng cô Trang nhưng thỉnh thoảng bà lại nhìn tôi một cái rồi cho một nụ cười hiền. Tự dưng thấy mình quá bất hiếu, khi mà suốt 15 năm có mặt trên cõi đời mà tôi chưa một lần cám ơn công ơn dạy dỗ của bà cả.
Trò chuyện một hồi, có lẽ bà cũng mệt nên tôi với cô Trang để bà nằm xuống mà nghỉ ngơi. Rất nhanh chóng bà chìm vào giấc ngủ. Bên ngoài mọi người đứng đợi để theo dõi tình hình diễn biến ra sao. Thấy cô Trang bước ra, ai nấy cũng đều xúm xít lại hỏi han. Thế nhưng chả hiểu sao cô không nói được tiếng nào mà chỉ bưng mặt khóc. Mẹ tôi đành dẹp mọi người sang một bên, để mà an ủi cô Trang. Tội nghiệp cho cô Trang, bốn mươi năm sống cùng với bà nội, nay bỗng dưng bà trở bệnh nặng thế này, hỏi sao cô không đâu đớn cơ chứ. Dìu cô ngồi xuống ghế, mẹ tôi lấy lý nước cho cô uống để cô bình tâm lại. Cô cầm ly nước lên nhưng vẫn hờ hững không uống, tâm trí của cô lúc này đã trôi dạt đi đâu mất rồi. Đứng ngắm tình trạng thẫn thờ của cô Trang một hồi, vợ chồng cô Trinh quyết định ra về vì còn nhiều việc phải làm nữa.
Ba tôi thì lại đi ra đi vào như dự định làm cái gì đấy. Thấy bộ dạng ba như vậy tôi thoáng thấy đau lòng. Tuy đang rất buồn bả, nhưng trước mặt mẹ tôi và các em gái, ba không hề để lộ ra một tí cảm xúc nào. Còn gì khốn khó hơn khi mà ta lại không thể biểu hiện nỗi đau của mình ra bên ngoài chứ. Nó sẽ là nỗi đau giằng xé trong tâm can, ray rứt khó chịu vô cùng. Anh hai cũng đã đi làm về nên mới chạy đến đây. Cái bộ dạng lêu lỏng hằng ngày của ảnh được thay bằng một vẻ chững chạc lạ thường. Có lẽ như người ta thường nói « con nhà tông không giống lông cũng giống cánh », anh tôi luôn giống ba ở chỗ là lúc cần thiết luôn là chỗ dựa đáng tin cậy.
Sau khi chào hỏi mọi người, lúc anh hai định đi vô thăm bà thì bị mẹ cản lại. Mẹ làm thế cũng đúng. Bà cũng mệt và ngủ rồi, nên anh hai cũng không nên làm phiền bà trong lúc này. Lúng túng không biết phải làm gì? Anh hai bèn bảo phải chở tôi về nhà trông nhà để chị ba, bé út với chị Khả Anh – chị là con riêng của mẹ - đến nữa. Im lặng gật đầu, tôi trèo lên xe anh hai, ngoái đầu lại nhìn lần nữa cái khung cảnh não nề của cả nhà : Cô Trang thì thất thần ngồi chết ngây một chỗ, mẹ thì đi sắp sắp xếp xếp từng thứ, chốc chốc lại vào coi bà thế nào. Ba tôi cũng chẳng ổn hơn tí nào. Ba cứ đi đi lại lại, miệng lẩm nhẩm điều gì đó, mắt thì đỏ mọng cả lên nhưng vẫn không để một giọt nước mắt nào rơi xuống.
Xe chạy bon bon trên đoạn đường vắng bóng người. Mặc dù hơi sợ, nhưng tôi vẫn không hề xít lại hay vin hông anh hai cho đỡ sợ. Bởi đơn giản từ bé đến giờ, tôi và anh hai chả bao giờ nói chuyện nhiều với nhau. Có lẽ vì cách xa tuổi, mà cũng có lẽ vì tính cách của hai anh em không có hợp nhau. Cảnh vật hai bên đường cứ vuồn vuột chạy qua mặt tôi. Lúc này tâm trí tôi cũng chả để ở đó, mà chỉ nghĩ lại buổi nói chuyện của cô Trang và bà nội. Chuyện thì rất nhiều, nhưng tôi chỉ nhớ nhất có đoạn :
‘Cô Trang ôm chầm lấy người bà nội mà nói trong thổn thức :

•    Mẹ đừng có bỏ lại con nha! Đời này không có mẹ con biết sống làm sao đây ?
•    Con này, lớn tồng ngồng ra đó mà còn nhõng nhẽo nữa sao ? Không sợ thằng Bột nó cười à ! Với lại lá rụng về cội là lẽ tất nhiên thôi con.
•    Mẹ đừng nói vậy. Mẹ mà có mệnh hệ nào chắc con không sống nổi.

Vỗ vỗ nhẹ lên hai lưng cô Trang, bà trách :

•    Con này nói bậy. Con mà có chuyện gì thì con bé Hoài Thương ai lo đây. Nó đang tuổi ăn tuổi học. Con làm gì cũng biết nghĩ cho nó chứ. Tội nghiệp con bé côi cút cha mẹ. Cũng may là con biết thương người mà đón nó về đây. Chứ không thì chắc giờ chẳng biết nó lưu lạc ở chổ nào rồi.
•    Dạ cũng nhờ có nó mà nhà cửa mới có tiếng nói tiếng cười. Con cũng thương nó lắm mẹ ạ. Con bé mồ côi mẹ sớm quá nên nó là đứa biết nghĩ và rất ngoan.

Tự dưng bà thở dài một cái, đôi tay nắm chặt vai cô Trang :

•    Con định ở vậy suốt đời hả Trang. Con cũng hơn 40 tuổi rồi. Con cũng đã lo cho con Hoài Thương hơn 16 năm rồi. Nó cũng không phải nhỏ nhoi gì nữa. Con cũng nên lo cho hạnh phúc gia đình của mình đi là vừa. Mẹ ở vậy hơn 10 mẹ rất hiểu. Cảm giác rất buồn và cô đơn. Bây giờ nó chưa có chồng con, nó còn ở bên con. Sau này nó có rồi, con tính làm sao ?
•    Con ở một mình riết quen rồi mẹ ơi. Giờ cũng lớn rồi, ai đâu mà để ý.
•    Mẹ thấy cậu Vinh cuối sớm cũng rất được đó, cậu ấy cũng có ý với con. Nó mất vợ hơn 5 năm rồi. Con cái thì chỉ mỗi thằng Đen thôi.

Cô Trang lắc đầu rồi nói :

•    Mẹ đừng lo chuyện đó nữa. Điều quan trọng là mẹ phải khỏe lên thì con mới vui được.
•    Con gái của mẹ. Nghe mẹ nói nè. Con có biết tại sao lại có ngày và đêm, nam và nữ, trời và đất không ?

Im lặng một chốc để chờ đợi câu trả lời của cô Trang. Có lẽ câu này quá khó với cô Trang hay là bản thân cô Trang không muốn trả lời tôi cũng chẳng rõ. Bà nói tiếp :

•    Mọi vật đều cần có sự hài hòa. Ngày mang lại sức sống, ngày là lúc người ta hăng say làm việc, ngày là lúc mọi vật hoạt động. Còn đêm mang lại sự an bình, là lúc nghỉ ngơi, là lúc con người ta sum tụ lại với nhau. Cho nên ngày và đêm đều không thể thiếu. Trời và đất cũng vậy. Đất là nơi vạn vật sinh sôi và tồn tại. Đất nâng đỡ con người, đất cho họ cái ăn, đất cho ta cái ở. Trời cao xa vời vợi. Trời là khơi dậy khám phá, tiềm năng. Trời cho ta sức sống, cho ta không khí, cho ta bốn mùa mưa nắng. Đất mà không có trời thì vạn vật sẽ không thể tồn tại. Trời mà không có đất thì vận vật không thể sinh sôi. Người cũng vậy. Có nam có nữ. Không phải chỉ để cùng nhau sinh con đẻ cháu mà để chia sẻ tình thương. Mà dựa vào nhau để sống. Nam mạnh mẽ, gầy dựng gia đình. Nữ dịu dàng, chăm lo tổ ấm. Người ta có thể sống cô độc nhưng không thể sống cô đơn con à.’
Lời của bà cứ vang vọng mãi trong tâm trí của tôi. Phải chăng bà có ý gì khác nữa khi nói  ‘Người ta có thể sống cô độc nhưng không thể sống cô đơn’. Dòng suy nghĩ của tôi chợt đứt đoạn khi thấy một bóng dáng quen thuộc lướt qua: dáng người hơi ốm, da trắng trẻo. Tuy nhiên lúc này tôi không nên bận tâm đến chuyện đó, bởi vì chuyện của bà nội là quan trọng hơn nhiều.
Về đến nhà, chị ba, chị Khả Anh và bé út đã hỏi han tôi đủ thứ. Tôi cứ trả lời một cách ù ù cạc cạc vì khả năng diễn đạt của tôi kém vô cùng. Thấy tình hình là không thể biết rõ được chuyện gì. Đang xuôi xị trước cái cách trả lời không đầu không đuôi của tôi, điện thoại nhà bỗng reo lên. Chị Khả Anh bắt máy, chả nói gì mà chỉ im lặng nghe. Nghe xong, chị Khả Anh hối anh hai vô gấp nhà nội. Lập tức bé út với chị ba cũng trèo lên xe của hai người đó. Hai chị với bé út cùng anh hai trở vô lại nhà bà. Bỏ lại tôi ở đây một mình đối diện với căn nhà trống hoắc. Tự dưng một nỗi sợ vô hình hiện lên trước mắt. Bà có việc gì hay sao mà tự dưng mọi người lại gấp như thế.
Tôi thấp thỏm trong hoang mang và sợ hãi. Mặc dù rất muốn nhấc điện thoại lên để gọi thử xem tình hình như thế nào rồi, nhưng tôi lại như không thể động đậy. Tôi không hiểu tại vì sao lúc này cơ thể của mình lại như thế. Tưởng chừng như tôi sắp không thể chịu nổi nữa thì anh Phương xuất hiện.
Thấy tôi đang ngồi thu lu một đống, ánh mắt thẩn thở, anh Phương choàng tay ôm tôi vào lòng rồi khe khẽ nói:

•    Bột, cố gắng lên nào! Cô hai còn khỏe lắm mà.
•    Nhưng sao mọi người lại vội vã đi như vậy? Em thấy sợ quá! – tôi rũ rượi tựa đầu vào ngực anh Phương, người anh có cái mùi thơm thoang thoảng. Lúc nào khi hai đứa ở sát bên nhau tôi cũng đều ngửi được cái mùi thơm đó. Chỉ là chưa lần nào rõ rệt như lúc này. Cái mùi hương đó làm cho tâm trí tôi trở nên ổn định trở lại – Mà anh xuống đây hồi nào vậy?
•    Lúc trưa không thấy Bột về. Anh thấy lo nên chạy đi hỏi mấy đứa bạn của Bột mới biết anh Trường đón Bột về nhà. Anh ở đây cũng cả buổi chiều rồi. Có nói chuyện với Khả Anh được một chốc nên cũng biết sơ qua mọi chuyện.

Tôi lúc này chả biết phải nói gì nên cứ nằm im trên ngực anh Phương. Tự dưng không hiểu vì sao tôi lại choàng tay ôm vào hông của ảnh. Khẽ giật mình khi thấy tôi làm vậy, nhưng ảnh vẫn không làm gì mà cứ để tôi làm thế. Có lẽ anh Phương không muốn làm tôi thêm khó chịu trong lúc này.

•    Anh Phương nè, mất đi người thân có đau đớn lắm không? Hồi trước khi ông bà ngoại với ông nội mất, em còn bé quá chả biết gì, nên giờ trước việc này em sợ mình không đón nhận nổi.
•    Cái này anh cũng không biết. Vì ông bà nội ngoại của anh còn đủ cả.

Thở dài thất vọng trước câu trả lời của anh Phương, tôi lại rơi vào im lặng:

•    Bột nè! Trong cuộc đời này có rất nhiều điều không như ý muốn. Ta nên học cách chấp nhận nó. Nhưng như thế không có nghĩa là ta buông xuôi tất cả.

Không thấy tôi ư hử gì, chú khẽ lay tay tôi để xem tôi còn thức hay không. Lúc này tôi mới chịu mở miệng:

•    Em không hiểu gì hết. Nếu đã chấp nhận ta còn tranh đấu để làm gì?
•    Đừng đồng nghĩa giữa chấp nhận và đầu hàng nha Bột. Ta chấp nhận những sự việc đau lòng để mà đối diện với chính nó chứ không phải là chịu thua nó, buông xuôi cho nó đến đâu thì đến.
•    Nhưng sự việc đã vậy rồi thì ta còn có thể làm gì chứ?

Anh Phương bỗng ôm tôi chặt hơn một chút, tôi nghĩ anh đã khẽ nhíu mày. Vì khi nào đó có vấn đề khó giải thích anh lại xiết chặt cái gì đó và nhíu mày nghĩ ngợi. Rồi anh cùng cất lời:

•    Ngốc tử ạ. Việc xảy ra nhưng không có nghĩa ta không thể làm gì hết. Ta tuy không thể sữa chữa được nó nhưng ta có thể làm một cái gì đó. Chỉ cần một việc nhỏ cũng được.
•    Nhưng nãy giờ em không thấy nó có liên quan gì đến chuyện của bà em cả.
•    Bột phải hiểu rằng lá rụng phải về cội. Đó là quy luật tất yếu của cuộc sống. Không một ai có thể trường tồn cùng năm tháng. Chỉ có người có nhiều may mắn hơn người khác là sông lâu hơn một chút mà thôi. Nhưng cuối cùng rồi tất cả cũng phải đi đến cuối con đường. Bột nếu hiểu được điều đó rồi thì nên chấp nhận việc cô Hai ra đi. Việc Bột nên làm bây giờ là phải sống thật vui, thất có ích. Có như vậy, khi nhắm mắt cô Hai mới vui vẻ được.
•    Em … em

Tự dưng nước mắt ở đâu lại chảy dài lên má. Cái thứ chất lỏng đáng ghét này. Không biết ở đâu mà lắm thế. Nó cứ làm ta đau đớn, làm ta yếu đuối. Từng nghe ai nói nước mắt là cách mà người ta biểu lộ cảm xúc của mình. Vậy tại sao phải có cái cảm xúc đó để mà giờ đây nước mắt lại tuôn rơi.
Cháp trước                                                                                      Cháp sau

Bản nhạc của tuần