Đơn vị tài trợ

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

Thằng tồi - cháp 19

19. Sự ra đi của bà nội kéo theo mọi hân hoan chào đón năm mới cũng biến mất. Một cái tết buồn nhất từ trước đến giờ diễn ra một cách chậm chạp. Chưa bao giờ tôi thấy tôi lại mong đi học lại như thế. Hãy cứ thử nghĩ xem, tết mà phải ở nhà vì mắc đám tang. Bạn bè cũng ngại đến vì nhà tôi ở xã, chỉ có lèo tèo mấy đứa bạn cũ là có thăm hỏi dăm ba câu. Thằng Thanh thì ở chơi với tôi đúng hôm sinh nhật rồi mấy ngày khác nó cũng mất biệt với lũ bạn cùng lớp mới. Anh Phương thì phải theo ba mẹ lên thành phố ăn tết. Nói tóm lại, tôi đã trải qua một cái tết buồn chán hết sức.

Những ngày đầu sau tết có phần hơi chán nản. Mấy đứa bạn của tôi đa phần vẫn chưa quên được cái vị hạt dưa bánh tét, nên cái tinh thần học tập chả biết làm rớt ở đâu. Tôi thì vẫn còn buồn vì sự ra đi của bà nội nên cũng chả thiết tha gì việc học cũng như việc tám dóc về những ngày tết như tụi nó. Cũng may là thầy cô ai nấy cũng đều dễ tính nên việc lơ là này đều được thầy cô nhắm mắt làm ngơ. Mà tình trạng đó cũng chỉ kéo dài hơn một tuần mà thôi. Vì đến tuần sau tụi nó được thông báo là sẽ kiểm tra chất lượng học sinh giỏi đợt một. Điều này đồng nghĩa là những đứa trong đội tuyển sẽ phải ôn tập để bảo toàn tính mạng của mình – nghĩa là tiếp tục được ở lại đội. Còn mấy đứa khác thì cũng hăm he ôn tập để có thể được vào đội tuyển. Bởi vì trường tôi có một đặc trưng là rèn luyện đội tuyển học sinh giỏi bằng cách cho kiểm tra chất lượng ba tháng 1 lần, ai có thể theo kịp thì còn ở lại đội, không thì trở lại học bình thường để nhường cho những người khác giỏi hơn.

Nếu có lẽ cách đây một tháng thì tôi cũng sẽ lao đầu vô học để mà bước vào độ tuyển. Bởi vì mục tiêu lúc đó của bất kỳ đứa học sinh nào trong trường tôi mà không phải là được vào đội tuyển, được thi đấu quốc gia và giành huy chương về chứ. Và khi tôi đã dùng từ “có lẽ” thì bạn phải hiểu ngược lại mới là đúng. Dửng dưng trước việc học như điên của anh Phương, của tụi bạn hay của bất kỳ đứa học trò nào trường tôi, tôi vẫn học hành bình thường – cái này không có nghĩa là biếng nhác đâu nhé. Chán với việc ngày nào đến trường cũng nghe tụi nó bàn nhau giải đề học sinh giỏi, mệt với việc tối nào anh Phương cũng chong đèn đến khuya để ôn môn Lý, tôi về nhà thường xuyên hơn, mặc dù nhà tôi cách trường hơn hai tiếng đi xe đạp. Anh Phương có vẻ không hài lòng trước thái độ học tập của tôi, nhưng vì lịch sự hay vì thông cảm với nổi buồn của tôi nên chả nói gì, mà chỉ lắc đầu mỗi khi thấy tôi trèo lên xe đạp về nhà rồi vào phòng học tiếp.
Việc tôi về thường xuyên hơn, đồng nghĩa với việc tôi gặp tụi bạn cũ nhiều hơn. Chuyện tụi nó bây giờ tôi cũng rành hơn hẳn. Bởi nhỏ Tú đẹt nhiều chuyện số dzach, bất cứ chuyện gì của nhỏ, của bạn nhỏ, thậm chí của trường nhỏ, tôi đều được kể rành rọt không sót chuyện nào. Thằng Thanh thì lại khác, gặp tôi cứ lầm lầm lỳ lỳ. Chả hiểu sao lại thế. Chỉ biết là từ sau cái ngày hạ quan của bà nội, nó chả có nói chuyện thân thiết với tôi như trước nữa. Còn tôi thì mặc kệ, vì lúc đó tôi có quá nhiều việc để bận tâm rồi.
Sáng chủ nhật, tại nhà nhỏ Tú đẹt. Hôm nay nhỏ với mấy đứa bạn của nhỏ đang tập trung bàn bạc chuyện chuẩn bị hội trại 26/3. Chả biết cái lũ này làm gì mà chuẩn bị sớm như thế trong khi bây giờ mới giữa tháng 2. Mà trường tụi này không lo học hành gì sao mà lại tổ chức hội trại lớn như thế. Nghe đâu sẽ có các gian hành ẩm thực, khu trò chơi, văn nghệ buổi đêm,… cực kỳ hoành tráng. Chả bù với trường tôi, suốt ngày chỉ lo học mà thôi. Nhìn cái lũ con gái xúm xa xúm xít mà bàn ra tán vào tôi nhức đầu kinh khủng. Tự dưng tôi lại bị lôi vô cái chốn này với ba lý do cực kỳ với vẩn của nhỏ Tú đẹt:

         Mày về nhà mà chả có gì làm cũng chán thôi thì theo tao đi chơi! – cái này tạm chấp nhận.
         Tao không muốn mày ngồi không lại nghĩ đến bà nội của mày, rồi lại buồn nữa nên đi chơi với tao đi. – thương nhỏ quá, nhỏ biết đồng cảm với nỗi buồn của người khác.
         Nhưng quan trọng nhất là nhóm tao không có đứa con trai nào để sai vặt, vì vậy, mày phải đi! – câu nói này đi kèm với cái ánh mắt long lanh nai tơ hết sức… nguy hiểm của nhỏ làm tôi có muốn từ chối cũng không được.

Thế là tôi phải ở đây, ngay cái chốn này để nghe tụi nó tám chuyện trên trời dưới đất xung quanh cái hội trại. Có lẽ buôn dưa lê mãi cũng chán, cuối cùng bọn nó mới quyết định đi vô vấn đề chính. Nhỏ Thạch Lê mở màn đầu tiên bằng chất giọng ngọt ngào của nhỏ:

         Tao nghĩ lớp mình nên tổ chức biểu diễn thời trang đi. Trước giờ toàn là hát hò, múa may. Riết chán quá đi.
         Ừ, tao thấy ý con Lê được đó mày. Sẵn dịp tao cũng đang muốn cho mọi người thấy cái dáng người mẫu của tao.

Cả bọn cười ồ lên sau khi nghe nhỏ Liên ván ép nói. Công nhận, nếu nhìn thẳng nhỏ Liên cũng ra dáng lắm cơ. Chỉ có điều bề ngang lại quá khiêm tốn. Tôi mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không nín được mà lăn ra bò càng mà cười. Nhỏ Liên ván ép quê quá bèn quay mặt đi không thèm nói chuyện. Nhỏ Tú vẫn không chịu buông tha, nó lại bồi thêm một quả:

         Mấy con này im coi. Mày an tâm, nhà tao nhiều dừa khô lắm!

Cả bọn đang lớ ngớ không hiểu nhỏ Tú đẹt định nói gì thì nhỏ phán tiếp:

         Thì cho nó hai quả đằng trước, hai quả đằng sau là nó đi làm người mẫu được chứ gì.

Lúc này cả bọn mới hiểu rõ được ý của nhỏ Tú, bọn nó cười như điên. Thanh Phương nãy giờ cười nghiêng ngã một hồi mới bắt đầu nói:

         Thôi đi tụi bây, bàn vô ý chính đi. Giờ muốn biểu diễn thời trang thì phải lo nhiều thứ lắm. Đầu tiên là trang phục. Tụi bây định biểu diễn về cái gì?
         Đương nhiên là thời trang học đường rồi. Chứ mấy cái khác, ông Tú dẹo còn lâu mới cho lớp mình biểu diễn. - Nhỏ Thạch Lê góp ý một cách rất hùng hổ.
         Mày định cho tụi nó mặc ba cái áo trắng đó hả. Ngày nào cũng bận mà chưa chán sao? - nhỏ Liên sau một hồi giận dỗi cũng chịu lên tiếng.

Nhỏ Tú lúc lắc cái mái tóc cháy nắng vàng khè của nhỏ tỏ vẻ coi thường mấy cái đầu nhỏ bé, dại khờ của ba con bạn. Nó nói:

         Đó là do tụi bây thấy lũ con gái mặc áo dài, lũ con trai mặc áo sơ mi trắng quần tây. Nếu bây giờ mà đổi ngược lại thì có thú vị không?

Bốn cái miệng cùng đồng thanh lên ồ một cái. Công nhận ý tưởng của nhỏ thật độc đáo. Nhưng quan trọng là ai sẽ tham gia vào cái ý tưởng đó của nhỏ. Nhưng như trước giờ đã thông báo nhỏ Tú đẹt là một đứa cực kỳ nguy hiểm. Nó cười một cái rồi túm tụm đầu của mấy đứa tôi lại để bàn âm mưu trộn long tráo phụng của nhỏ. Công nhận, nghe xong tôi điếng cả người. Cũng may là tôi không học chung lớp với nhỏ, nếu không tôi sẽ không thoát khỏi cái trò ma thuật chết người này.
Nhưng để chuẩn bị cho cái âm mưu thâm độc này của nhỏ, tôi bị giao làm cái thùng bốc thăm cho nhỏ. Ôi tội nghiệp cái thân tôi. Không biết làm con trai làm gì để giờ bị nhỏ chèn ép, ăn hiếp như vầy. Mặc cho tôi một mình hì hục làm cái thùng bốc thăm đến mồ hôi ướt nhiễu nhão, tụi con gái phải bận bịu làm một cái khác. Thiết kế áo dài cho nam và áo sơ mi cho nữ. Còn nhỏ Tú thì làm gì á. Đương nhiên là một công việc hết sức quan trọng mà nhỏ tự nhận: giám sát chúng tôi làm. Ôi có trời mới trị được nhỏ mà thôi. Mà tiếc một điều là chúng tôi không phải trời.
*********************************************************************

Làm cực nhọc cả buổi sáng cuối cùng cũng xong, tôi chia tay tụi nó để về nhà. Đi trên con đường làng rậm lá, bất chợt nhớ về cái ngày bà nội dắt tôi đi dạo lúc còn thơ bé. Hồi đó tôi dù khá hiền lành nhưng lại rất nhõng nhẽo. Đi đâu tôi cũng bắt mẹ bồng hoặc ba cõng hết. Cho nên lần nào đi với bà tôi đều không thích cả. Vì lúc nào bà cũng bắt tôi phải đi bộ. Bà hay bảo là: “Con đường càng gập ghềnh, càng dễ ngã thì càng cho ta sức khỏe. Mỗi lần ta tự đứng dậy bằng đôi chân của mình là ta càng bước vững hơn ở những lần sau.” Giờ nghĩ lại mới thấy thấm thía được những lời dạy dỗ của bà. Cuộc đời của ta còn rất dài ở phía trước, nếu chỉ với một mất mát này ta đã gục ngã thì làm sao ta có thể bước tiếp được. Nói chi là bước vững chắc chứ.
Mỉm cười trước sự ngu ngơ của mình, tôi bước nhanh hơn để cảm nhận làn gió mát từ trên cao thổi xuống. Lâu rồi tôi không có cảm giác thoải mái như thế này. Có lẽ tôi đã quá đau thương để không nhận ra được rằng cuộc đời này vẫn còn rất đẹp. Hương mắt ra xa, tôi thấy dáng ai đó rất quen đang ngồi trên thành chiếc cầu bắt ngang con sông Dinh thân thuộc. Bên cạnh đó là một cô gái cũng đang ngồi trên chiếc xe đạp cười nói hết sức vui vẻ. Đến gần hơn tôi mới phát hiện thì ra là nhỏ Linh. Nhỏ đang nói chuyện với người mà tôi đã lâu lắm rồi không được gặp – thằng Thanh. Nhỏ thấy tôi liền ngoắc lại chứ không như những lần trước nhìn tôi với thái độ hết sức chán ghét. Có lẽ nhỏ đã quên hết mọi chuyện mà tôi đã gây ra với nhỏ rồi cũng nên. Thấy tôi đi lại, nhỏ nhoẻn miệng cười nói:

-         Lâu rồi không gặp nhỉ. Vẫn khỏe như ngày nào chứ?
-         Cám ơn Linh, mình vẫn khỏe.
-         Nghe nói cậu đậu ở trường chuyên của huyện. Sướng thật nhỉ. Được học ở trường chuyên luôn đấy.

Mặc dù không phải là đứa háo danh, nhưng khi nghe Linh khen như vậy, tôi cũng nở mặt phần nào. Trái với thái độ vui vẻ của Linh, thằng Thanh lại tỏ vẻ rất khó chịu:

-         Cậu không thấy hai đứa tôi đang nói chuyện à?
-         Tại tao thấy Linh ngoắc lại nên…
-         Anh này! Bạn bè gì mà nói với nhau vậy chứ. Bột đừng giận, Thanh chỉ giỡn thôi.

Gật đầu để tỏ vẻ đồng ý, tôi khẽ liếc nhìn cái mặt đang nhăn lên hết cỡ của thằng Thanh. Chả hiểu nó làm sao nữa. Tự dưng hôm nay lại như thế.

-         Linh nghe nói bên trường cậu sắp kiểm tra học sinh giỏi đợt một. Cậu có tham gia không?
-         Tớ…
-         Hỏi nó làm gì? Học giỏi vậy chắc là có rồi.

Tôi xụi lơ trước câu nói của thằng Thanh nên im re. Nhỏ Linh thấy vậy cũng không hỏi nữa. Nhỏ chỉ tay về phía đám lục bình đang trôi dưới sông mà reo lên:

-         Anh Thanh, anh thấy đám lục bình đó có đẹp không? Bữa nào anh hái cho em nhé. Em rất thích màu tím của hoa lục bình.
-         Cần gì bữa nào. Giờ anh xuống hai cho em nè!
-         Vậy cẩn thận anh nhé.

Mặc dù rất ngán ngẩm trước cái cách yêu đương sến rện của hai đứa này nhưng vì là vị khách bất đắc dĩ nên tôi đành im lặng mà quan sát tiếp. Thằng Thanh đi xuống phía dưới bờ sông, rồi dùng cái cây khều khều đám lục bình. Mặc dù cái màu tím của lục bình khá đẹp nhưng tôi chưa từng thấy ai thích đến nối đi hái như nhỏ Linh cả. Đúng là chuyện lạ đời. Đang khều khều thì thằng Thanh trượt chân ngã cái ùm xuống sông. Cả tôi và nhỏ Linh đều cuống quýt cả lên vì sợ nó có chuyện gì. Hướng ánh mắt về phía con sông đang dần trở nên yên tĩnh, tôi và nhỏ càng lúc càng lo lắng. Một lúc sau cũng không thấy thằng Thanh trồi lên, nhỏ Linh sợ quá bèn la thất thanh:

-         Có ai không? Cứu với! Bạn trai tôi rớt xuống sông rồi. Cứu với!

Mặc dù không la lên như nhỏ những tôi cũng dáo dát nhìn xung quanh xem có ai để giúp hay không? Thật sự lúc này tôi rất lo lắng cho nó. Thế nhưng chỉ sau khi nhỏ Linh la thất thanh thì thằng Thanh mới chịu trồi lên mà hù hai đứa tôi. Nhỏ Linh mừng chảy cả nước mắt rồi chạy xuống bờ sông kéo thằng Thanh lên. Nhìn cái cảnh hai đứa nó rẫy rẫy nước mà tôi bực bội vô cùng. Cái thằng này, hết chuyện để đùa hay sao mà lại đùa như thế. Nhỏ Linh lo lắng hỏi nó:

-         Anh có sao không? Anh làm em sợ muốn chết. Lần sau anh mà như thế là em giận luôn đó.
-         Đừng giận anh mà. Anh có cái này tặng em nè. – thằng Thanh giơ ra chùm hoa lục bình cho nhỏ.
-         Ôi! Hoa lục bình. Thương anh quá đi.

Vừa nói nhỏ vừa nắm tay nó mà đung đưa. Tụi nó cứ đứng đó tình tứ một hồi cho đến khi thằng Thanh hách xì hơi thì nhỏ mới chịu dừng lại. Sau khi lấy điện thoại gọi cho ai đó, nhỏ ngoảnh mặt lên phía tôi rồi nói:

-         Cậu chăm sóc cho Thanh giúp tớ nhé! Chắc anh ấy bị cảm rồi. Giờ tớ phải đi về đây. Chứ bắt ảnh chở về thì tội nghiệp quá! – nhỏ nói mà ánh mắt long lanh lại nhìn thằng Thanh đắm đuối.
-         Linh đừng lo! Tớ biết mà! À, hình như ba cậu đến rước rồi kía! – nghe tiếng xe máy đằng xa, tôi ngoái lại nhìn rồi nói.
-         Ừ! Đúng rồi. Cảm ơn cậu nhé. Thôi em đi đây. Anh về nhà nhớ uống thuốc đó.

Gật đầu một cái mà cả thân người nó run cầm cập vì lạnh. Thấy bóng dáng nhỏ Linh đi rồi, nó mới bước lên cầu, trèo lên xe đạp định chạy về. Bực dọc trước thái độ đó, tôi giật tay lái rồi nói:

-         Mày thế này mà đòi đạp xe à. Lên tao chờ về. Tao đã hứa với con Linh rồi.

Cháp trước                                                                                                                           Cháp sau

Bản nhạc của tuần